Các lưu ý quan trọng khi sử dụng bếp từ bạn cần biết

Các lưu ý quan trọng khi sử dụng bếp từ bạn cần  biết

Các lưu ý quan trọng khi sử dụng bếp từ bạn cần biết

1. Sử dụng nguồn điện phù hợp, ổn định và an toàn

Mỗi loại bếp từ có mức hoạt động công suất khác nhau. Nhìn chung, bếp từ đơn có công suất dưới 1000W và bếp từ đôi có công suất từ 1200 - 1800W, trong khi bếp từ âm thường 2000W trở lên vì có thể chứa đến 3 hoặc 4 vùng nấu tùy theo sản phẩm. Nói một cách khác, công suất của bếp từ khá lớn nên việc sử dụng nguồn điện cần phải ổn định. Vì thế, bạn hãy dùng phích cắm ổ điện riêng dành cho bếp từ, đồng thời dây điện chịu được phải có tiết diện tối thiểu từ 0.75mm2. Hơn nữa, bạn cũng nên sử dụng thêm ổn áp để ổn định điện áp trong nhà, nhất là nguồn điện cung cấp cho bếp từ vì nguồn điện vào giờ cao điểm có thể sẽ bị tăng lên hoặc hạ đột ngột, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động và tuổi thọ của bếp.

2 Lưu ý vị trí lắp đặt bếp từ

Vị trí lắp đặt bếp từ cũng rất quan trọng vì ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và độ bền của sản phẩm. Cụ thể, bạn cần đặt bếp từ gần nguồn điện chính để nhận được sự ổn định từ điện áp tốt nhất trong suốt quá trình nấu. Đồng thời, bạn tránh đặt bếp từ ở chỗ ẩm ướt và không nên đặt sát vào tường. Vì ở những chỗ này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt của bếp cũng như sự lưu thông không khí, thoát nhiệt của bếp trở nên kém đi. Do đó, hãy đặt bếp từ ở nơi thông thoáng, khô ráo, cách tường ít nhất 15cm và trần nhà khoảng 100cm. Trường hợp, nếu không gian bếp nhà bạn quá nhỏ thì hãy dùng thêm tấm cách nhiệt để vừa giúp bếp hoạt động hiệu quả, vừa mang lại tính thẩm mỹ cao cho căn bếp.

Ngoài ra, bạn cũng tránh đặt bếp từ ở gần các thiết bị điện tử khác như lò vi sóng, tủ lạnh  tivi. Vì sóng điện từ sẽ phát ra từ các thiết bị này khi hoạt động cùng một lúc, gây ra hiện tượng nhiễu sóng làm ảnh hưởng đến khả năng đun nấu của bếp từ. Chính vì vậy, bạn nên đặt bếp từ ở cách xa các thiết bị này từ 1 - 3m để đảm bảo sự hoạt động ổn định của bếp cũng như các thiết bị điện tử khác.

3 Sử dụng đúng loại nồi nấu bếp từ

Không phải chất liệu nào cũng nấu được trên bếp từ, bạn cần chọn loại nồi nấu phù hợp, nhất là được làm từ hợp kim sắt, gang, thép hoặc vật liệu có từ tính. Trường hợp, nồi thủy tinh và nồi inox vẫn có thể nấu thức ăn nhưng bạn cần phải sử dụng thêm miếng hợp kim sắt lót phía dưới đáy nồi thì bếp từ mới tiếp nhận được.

4 Không rút dây điện nguồn ngay khi vừa nấu xong

Khi sử dụng bếp từ dương, nhiều người có thói quen rút liền phích cắm dây nguồn ngay sau khi nấu. Điều này làm cản trở đến quá trình làm mát của các bộ phận bên trong bếp. Vì khi tắt, bếp từ vẫn hoạt động thêm vài phút để hệ thống quạt mới có đủ thời gian làm nguội các bộ phận bên trong của bếp, nhờ đó giảm sự tác động của nhiệt đối với tuổi thọ sản phẩm.. Hãy rút dây nguồn sau khi bạn tắt bếp khoảng 15 - 20 phút nhé!

5 Không để bếp hoạt động ở nhiệt độ cao trong thời gian dài

Nếu bạn sử dụng nhiệt độ cao để nấu nướng trong khoảng thời gian dài và duy trì tình trạng này liên tục, thì rất dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị. Vì bếp phải hoạt động với công suất cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng, đồng thời thói quen này cũng dễ làm cho mặt kính bếp từ dễ bị nứt do giảm tuổi thọ.

6 Không nên kéo lê vật dụng trên mặt bếp gây trầy xước

Tuy chất liệu mặt bếp được làm bằng kính cường lực và có khả năng chống trầy xước hiệu quả (đối với một số sản phẩm), nhưng thực tế cho thấy nếu bạn cứ vô tư kéo lê đáy nồi, xoong chảo trên mặt bếp một cách liên tục thì vẫn tạo ra những vết xước ngoài ý muốn. Thậm chí, các đồ dùng nhà bếp được làm bằng vật liệu kim loại như kéo, thìa  dao cũng đều có thể gây trầy xước trên mặt bếp.

7 Người bị bệnh não và phụ nữ mang thai hạn chế dùng bếp từ nhiều

Khi hoạt động, bếp điện từ sẽ tạo ra sóng từ trường xung quanh phạm vi hoạt động của nó. Lượng từ trường này có thể ảnh hưởng đến những người bị bệnh não và phụ nữ mang thai (nhất là thai nhi). Do đó, hai đối tượng này cần hạn chế sử dụng bếp từ để nấu nướng hoặc tránh lại gần khi bếp đang hoạt động.

8 Không bật bếp khi không có thức ăn nấu

Một số bếp từ có chức năng cảnh báo khi không có thức ăn chứa trong nồi, đồng nghĩa với việc bạn không nên bật bếp nếu chưa cho thực phẩm vào nồi để nấu. Vì thói quen đặt nồi không trên bếp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nồi và gây lãng phí điện năng. 

9 Vệ sinh bếp từ ngay sau khi sử dụng

Sau khi nấu nướng, vết dầu mỡ hoặc vụn thức ăn có thể vương vãi trên mặt bếp. Nếu bạn không vệ sinh bếp từ sau khi nấu sẽ khiến cho những vết bẩn này có xu hướng ngày càng bám chặt lên bề mặt bếp, ảnh hưởng đến khả năng nấu nướng của bếp cho những lần sau. Vì lúc này, nhiệt độ của bếp sẽ không ổn định.

10 Cẩn thận với các dấu hiệu bất thường

Trong quá trình nấu, bếp từ có thể gặp phải một số tình trạng khiến cho công việc nấu nướng của bạn bị ảnh hưởng về mặt thời gian hoặc mức độ chín của thực phẩm. Chẳng hạn, một số lỗi như sau:

  • Bếp tự động tắt: Có thể điện áp vào bếp từ vượt mức an toàn, hoặc nhiệt độ nồi quá cao, nên bếp có xu hướng tự động tắt để không gây nguy hiểm cho người dùng.
  • Bếp không làm nóng nồi nấu: Có thể do điện áp bị yếu khi cấp vào bếp hoặc jack cắm bị lỏng, hay chọn nồi nấu không phù hợp.
  • Mặt bếp sinh nhiệt cao trong quá trình đun nấu: Nguyên nhân có thể do điện áp tăng đột ngột, trở cảm biến bị quá nhiệt hoặc bạn điều chỉnh nhiệt độ cao để nấu trong khoảng thời gian dài.
  • Báo lỗi không chính xác với tần suất lặp lại.
  • Xuất hiện tiếng kêu bất thường khi hoạt động.
Trước đó Tủ Lạnh bị chảy nước? Nguyên nhân và cách khắc phục
Tiếp theo Máy lọc không khí ô tô loại nào tốt? Một số lưu ý khi mua mà bạn cần biết
Comment(s)