Lò vi sóng là thiết bị hữu ích giúp việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn chẳng may gặp phải tình trạng lò vi sóng bị nhiễm điện thì hãy cùng KAKU.VN tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết này nhé!
1.Dùng lò vi sóng khi tay ướt hoặc đi chân không
Nếu tay bạn dính nước hoặc chân không mang giày dép thì bạn sẽ cảm thấy tê tê khi chạm vào lò. Tuy nhiên đây là hiện tượng vật lý bình thường, nhưng vẫn có thể khiến bạn giật mình gây té ngã.
Nguyên nhân: Lò vi sóng có lớp vỏ bằng thép hoặc inox, đôi khi thiết bị hoạt động sẽ có một lượng điện nhỏ nhiễm ra bên ngoài vỏ.
Cách khắc phục: Bạn cần chú ý nên để tay khô và đi giày dép bằng nhựa hoặc cao su để tăng tính an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, hạn chế chạm vào phần vỏ của lò khi lò đang hoạt động hay đang cắm điện, đặc biệt là các con vít gắn vỏ lò.
2.Lò vi sóng đặt ở nơi quá ẩm
Những nơi độ ẩm cao như dưới đất, gần tủ lạnh, máy giặt... sẽ gây nhiễm điện và có nguy cơ khiến lò vi sóng phát nổ. Vì thế, bạn nên đặt chúng ở trên cao, tránh xa các thiết bị điện tử và bếp gas. Tốt nhất, bạn hãy bố trí lò cao hơn nền nhà ít nhất 80 cm, cách tường 10 - 15cm, cách trần ít nhất 40 cm để thông gió.
Lưu ý : Không được đặt lò vi sóng trên đầu tủ lạnh.
Cách khắc phục: Đặt lò vi sóng ở trên cao, có thể gắn lên tường, cách xa mặt đất với điều kiện môi trường thoáng mát, khô ráo.
3.Không trang bị dây tiếp đất cho lò vi sóng.
Dây tiếp địa có tác dụng giúp triệt tiêu điện bị rò ở lớp vỏ lò vi sóng, hạn chế tình trạng bị giật điện. Tuy nhiên, hầu hết những lò vi sóng ngoại nhập, hàng xách tay người dùng mua về sử dụng ngay mà không nối dây tiếp đất.
Nguyên nhân: Không có dây tiếp địa dẫn đến hiện tượng lò vi sóng bị rò điện, nhiễm điện.
Cách khắc phục: Bạn cần trang bị cho lò vi sóng một dây tiếp đất và lắp đặt ngay khi mới mua sản phẩm về. Bạn có thể tự làm dây tiếp đất tại nhà hoặc liên hệ đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn để xử lý dễ dàng hơn.
4.Cho vật đựng bằng kim loại vào lò vi sóng.
Trong quá trình sử dụng, có thể một số người dùng sẽ không biết các vật dụng không được cho phép vào lò để hâm nóng như kim loại và vô tình làm cho lò vi sóng bị hỏng, nhiễm điện.
Nguyên nhân: Vật đựng thực phẩm làm bằng kim loại khi cho vào lò vi sóng có thể gây ra các tia lửa điện gây cháy nổ hoặc làm vỏ ngoài của lò bị nhiễm điện.
Cách khắc phục: Khi nấu ăn với lò vi sóng, bạn nên sử dụng các vật đựng dùng được trong lò vi sóng mà nhà sản xuất khuyến cáo trong giấy hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như giúp sử dụng lò vi sóng được bền lâu hơn.
5.Mạch điện bên trong của lò vi sóng bị ẩm.
Lớp vỏ của lò vi sóng thường được làm bằng kim loại. Vì thế, nếu mạch điện của lò bị ẩm ướt hay lớp cách điện bị giảm tác dụng sẽ gây ra hiện tượng hở điện. Lúc này, điện truyền đến vỏ lò làm vỏ bị nhiễm điện.
Cách khắc phục: Với trường hợp này bạn nên liên hệ với tiệm sửa chữa để nhân viên có chuyên môn đến xử lý, bạn không nên tự ý mở vỏ lò để tự sửa chữa nếu không có kinh nghiệm.
6.Hay dùng lò vi sóng với công suất lớn.
Đối với những gia đình bận rộn, không có thời gian nấu nướng thì việc dùng lò vi sóng để thực hiện các món cần nhiều thời gian và điện năng lớn để làm chín như nướng gà, quay vịt,... là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến cho lò hoạt động quá tải, gây ra tình trạng cháy nổ, rò điện.
Nguyên nhân: Nấu ăn với công suất lớn thời gian dài, điện áp cao, các bức xạ trong lò không được hấp thụ hết cũng sẽ phản xạ gây ra tia lửa cũng tạo hiện tượng nhiễm điện ở lò.
Cách khắc phục: Hạn chế nấu ăn trong thời gian dài để tăng độ bền sản phẩm và bảo vệ an toàn cho bạn
Trên đây là những cách để bạn biết và khắc phục khi lò vi sóng nhà bạn bị nhiễm điện
Hãy đến kaku.vn để biết thiêm nhiều điều hay và bổ ích và mua những sản phẩm mà bạn yêu thích nhé
https://www.kaku.vn/kinh-nghiem-hay.html